Trong lịch sử nhân loại, những người giàu có thường ưa thích giải trí. Ở thái cực bên kia, những người nghèo thường làm việc rất cực nhọc.
Nội dung nổi bật:
– Thời gian lao động nhìn chung đã giảm trong thế kỷ qua, nhưng những người giàu có đã bắt đầu làm việc nhiều giờ hơn so với người nghèo. Dường như những người tiền càng ít thì có càng nhiều thời gian để giải trí.
– Người giàu làm việc để thư giãn: Khi công việc ngày càng trở nên kích thích trí tuệ, mọi người bắt đầu tìm niềm vui trong công việc hơn là thời gian ở nhà: “Tôi đến làm việc để thư giãn”.
– Người nghèo giải trí vì ít việc: Tăng thời gian giải trí có thể phản ánh sự suy giảm trong triển vọng việc làm của họ.
Hans-Joachim Voth, một nhà lịch sử kinh tế học tại Đại học Zurich cho thấy rằng, năm 1800 công nhân Anh trung bình mỗi tuần làm việc 64 giờ. “Trong thế kỷ 19 bạn có thể đánh giá mức độ nghèo của một người thông qua số thời gian họ làm việc trong tuần”, ông Voth nói.
Nhưng ngày nay tại các nước có nền kinh tế tiên tiến, mọi việc đã khác. Thời gian lao động nhìn chung đã giảm trong thế kỷ qua, nhưng những người giàu có đã bắt đầu làm việc nhiều giờ hơn so với người nghèo. Năm 1965, người đàn ông với một bằng đại học thường có xu hướng kiếm được nhiều tiền hơn, giải trí nhiều hơn một chút so với những người chỉ học xong trung học.
Nhưng đến năm 2005, thời gian rỗi rãi của những người học đại học ít hơn 8 tiếng/tuần so với những người chỉ tốt nghiệp trung học.
Số liệu của cơ quan khảo sát thời gian của Mỹ công bố vào năm ngoái cho thấy, tại Mỹ, những người có bằng cử nhân hoặc cao hơn trung bình mỗi ngày làm việc nhiều hơn 2 giờ so với những người chỉ học hết phổ thông.
Nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng, những người đàn ông có bằng đại học của Mỹ mỗi tuần làm việc hơn 50 giờ, tăng 24% so với năm 1979 và 28% so với năm 2006, nhưng thời gian làm việc của những người chỉ tốt nghiệp phổ thông trung học lại giảm. Dường như những người tiền càng ít thì có càng nhiều thời gian để giải trí.
Có một số giải thích. Những nhà kinh tế gọi đó là hiệu ứng thay thế với lý thuyết về “chi phí cơ hội’ thì mức lương cao hơn khiến cho giải trí đắt đỏ hơn… Nếu họ tiêu phí thời gian thì họ phải từ bỏ cơ hội kiếm tiền. Từ những năm 1980 tiền lương của những người ở top đầu tăng mạnh, trong khi tiền lương của những người ở dưới mức trung bình đã chững lại hoặc giảm.
Do đó, sự bất bình đẳng gia tăng khuyến khích những người giàu có làm việc nhiều hơn và người nghèo có ít việc để làm hơn.
Bản chất của nền kinh tế hiện đại là “Người chiến thắng là có tất cả” có thể khuếch đại hiệu ứng thay thế. Quy mô của thị trường toàn cầu có nghĩa là các doanh nghiệp có xu hướng đổi mới có thể gặt hái lợi nhuận rất lớn (như trường hợp của YouTube, Apple và Goldman Sachs).
Khi đánh bại được đối thủ cạnh tranh, lợi nhuận của bạn thu được có thể rất lớn. Nghiên cứu của Peter Kuhn làm việc tại trường Đại học California; Santa Barbara và Fernando Lozano của trường Đại học Pomona cho thấy rằng, điều này cũng đúng đối với những người lao động có tay nghề cao.
Mặc dù, không phải ngay lập tức họ nhận được tiền làm thêm giờ, những người lao động thành công thường là những người lao động nhiều giờ nhất và họ thường gặt hái từ cái gọi là “Người chiến thắng là có tất cả”. Trong khi đó, vào đầu những năm 1980, cùng loại nghề nghiệp, một người đàn ông làm việc 55 giờ/tuần kiếm được hơn 11% so với một người đàn ông làm việc 40 giờ, khoảng cách đó đã tăng lên 25% vào thời điểm chuyển giao thiên niên kỷ 1900 sang 2000.
Các nhà kinh tế học nghiêng về xu hướng rằng, “hiệu ứng thay thế” chỉ bộc lộ khi đạt đến một giai đoạn gọi là “hiệu ứng thu nhập”. Khi mức lương cao hơn cho phép mọi người đáp ứng được nhiều nhu cầu vật chất của họ hơn, họ từ bỏ công việc phụ và thay vào đó lựa chọn giải trí nhiều hơn. Một tỷ phú sở hữu một hòn đảo riêng có ít động cơ để làm việc thêm giờ. Nhưng tập tục xã hội mới có thể lật ngược hiệu ứng thu nhập.
Tôi làm việc để… thư giãn?
Về cách thức làm việc và giải trí tại các nước giàu đã thay đổi đáng kể so với thời đại của “Downton Abbey”. Trở lại năm 1899, Thorstein Veblen, một nhà kinh tế người Mỹ cho rằng, giải trí là “huân chương danh dự”. Người giàu có thể sai bảo người khác làm những công việc dơ bẩn hoặc nhàm chán.
Tuy nhiên, theo Veblen giải trí không có nghĩa là nhàn rỗi, mà thay vào đó họ tham gia vào những công việc mang tính “khai phá” như các hoạt động mang tính thách thức và sáng tạo như từ thiện và tranh luận.
Theo một báo cáo gần đây của các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Oxford, lý thuyết của Veblen cần phải cập nhật trong thời đại mới. Làm việc tại các nền kinh tế tiên tiến đã trở thành tri thức và trí tuệ. Có ít những công việc đơn giản như vận hành thang máy và có thêm những công việc có sức hấp dẫn hơn như thiết kế thời trang.
Điều đó có nghĩa là hơn bao giờ hết, nhiều người có thể giải trí ngay tại văn phòng làm việc. Công việc đã cung cấp thú vui cho những người giàu trong thời gian rỗi của họ; ở cực bên kia, giải trí không còn là một dấu hiệu của quyền lực xã hội. Thay vào đó nó tượng trưng cho sự vô dụng và thất nghiệp.
Bằng chứng ủng hộ cho thuyết xã hội học. Các ngành nghề trong đó mọi người ít hạnh phúc nhất là những công việc thủ công và dịch vụ đòi hỏi ít kỹ năng. Những công việc vừa ý có xu hướng tăng cùng với uy tín của nghề nghiệp.
Nghiên cứu của Arlie Hochschild Russell thuộc Đại học California, Berkeley cho thấy rằng, khi công việc ngày càng trở nên kích thích trí tuệ, mọi người bắt đầu tìm niềm vui trong công việc hơn là thời gian ở nhà. “Tôi đến làm việc để thư giãn”, bà Hochschild nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn.
Và những người giàu có thường cảm thấy rằng, ở nhà nhiều là một sự lãng phí thời gian. Một nghiên cứu năm 2006 cho thấy rằng, những hộ gia đình người Mỹ có thu nhập hơn 100.000 USD/năm “giải trí thụ động” (như xem Tivi) ít hơn 40% so với những hộ thu nhập dưới 20.000 USD.
Còn về những người công nhân ít học thì sao? Tăng thời gian giải trí có thể phản ánh sự suy giảm trong triển vọng việc làm của họ như những công việc kỹ năng thấp và công việc tay chân. Từ những năm 1980, học sinh đã từng bỏ học thể hiện những kỹ năng rất kém trong thị trường lao động. Trong năm 1965, tại Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp sinh viên tốt nghiệp trung học cao hơn cho những người có bằng cử nhân hoặc cao hơn là 2,9%.
Ngày nay con số này cao hơn 8,4%. “Người ít được giáo dục không phải là họ muốn giải trí bằng mọi cách”, Erik Hurst thuộc trường Đại học Chicago giải thích, “Thời gian mà họ không phải đi làm có thể là họ không muốn thế”. Cũng có thể có sự thay đổi trong các hiệu ứng thu nhập đối với những người có mức lương thấp.
Công nghệ thông tin mở ra một thế giới giải trí rộng lớn, chất lượng cao và giá rẻ tại gia. Điều đó có nghĩa là người thu nhập thấp cũng không cần phải làm việc nhiều để đáp ứng sự giải trí hợp lý.
PX TH